Nọc độc Rắn hổ lục Gaboon

Rắn hổ lục Gaboon đang nhe ra cặp răng nanh

Vết cắn của loài rắn này rất hiếm, do tính chất cực kỳ không hung hăng của chúng và vì phạm vi được giới hạn đến khu vực rừng nhiệt đới.[2] Do bởi tính cách chậm chạp và miễn cưỡng khi di chuyển ngay cả khi tiếp cận, rắn cắn thường xảy ra do vô tình giẫm phải một con rắn Gaboon, nhưng thậm chí về sau không đảm bảo đó là một vết cắn.[16] Tuy nhiên, khi một vết cắn xảy ra, phải luôn luôn được xem là một ca cấp cứu y tế khẩn cấp nghiêm trọng. Ngay cả khi vết cắn trung bình từ mẫu vật cỡ trung bình vẫn có khả năng gây tử vong.[2] Chất kháng nọc độc nên sử dụng càng sớm càng tốt để cứu sống nạn nhân nếu không ảnh hưởng đến tứ chi.[14]

Nọc độc ngăn cản phân bào của con rắn được xét không đặc biệt độc hại dựa trên những thử nghiệm tiến hành trên chuột. Trên chuột nhắt, LD50 đo được khoảng 0.8–5.0 mg/kg IV, 2.0 mg/kg IP và 5.0–6.0 mg/kg SC.[17] Tuy nhiên, tuyến nọc độc rất lớn và mỗi vết cắn sản ra liều lượng nọc lớn nhất so với bất kỳ loài rắn độc nào khác; đây là một phần do thực tế rằng, không giống nhiều loài rắn châu Phi như rắn hổ phì, rắn Gaboon không phóng thích con mồi sau khi lần cắn đầu tiên, cho phép tiêm vào lượng lớn nọc độc. Liều lượng có thể liên quan đến trọng lượng cơ thể, trái ngược với khoảng thời gian co vắt.[3] Brown (1973) đưa ra độ biến thiên liều lượng nọc độc khoảng 200–1000 mg (nọc độc khô),[17] Phạm vi biến thiên 200–600 mg cho mẫu vật có chiều dài 125–155 cm cùng từng có báo cáo.[3] Spawls và Branch (1995) phát biểu rằng lượng nọc độc từ 5 đến 7 ml (450–600 mg) có thể được tiêm vào trong một lần cắn đơn nhất.[2]

Nghiên cứu của Marsh và Whaler (1984) báo cáo liều lượng tối đa nọc độc tươi khoảng 9,7 ml, còn nọc độc khô biến chuyển đến 2400 mg. Họ gắn kẹp điện "mõm sấu" với góc hàm mở rộng gây mê mẫu vật (chiều dài 133–136 cm, chu vi 23–25 cm, trọng lượng 1,3–3,4 kg), lượng nọc độc 1,3–7,6 ml (trung bình 4,4 ml). Hai đến ba cú nổ điện trong không gian cách nhau 5 giây đủ để làm trống rỗng tuyến nọc độc. Con rắn được sử dụng cho nghiên cứu, co vắt từ 7 đến 11 lần trong khoảng thời gian 12 tháng, trong thời gian đó sức khỏe con rắn vẫn tốt và hiệu lực nọc độc vẫn như nhau.[3]

Dựa trên độ nhạy cảm của khỉ với nọc độc, Whaler (1971) ước lượng 14 mg nọc độc đủ để gây tử vong cho một người: tương đương 0,06 ml nọc độc, hoặc 1/50 đến 1/1000 những gì có thể đạt được trong một lần co vắt duy nhất. Marsh và Whaler (1984) ghi lại 35 mg (1/30 lượng nọc độc trung bình) sẽ đủ để giết một người đàn ông nặng 70 kilôgam (150 lb).[3] Branch (1992) cho rằng 90–100 mg sẽ gây tử vong ở người. Do sự hiếm có của các loại vết rắn cắn, tiếp tục điều tra là cần thiết.

Ở con người, một vết cắn gây ra những triệu chứng nhanh và dễ thấy sưng phồng, đau dữ dội, sốc nặng và bỏng giộp vây quanh. Triệu chứng khác có thể bao gồm chuyển động không ngang hàng, đại tiện, tiểu tiện, sưng phồng lưỡi và mí mắt, co giậtbất tỉnh.[3] Bỏng giộp, bầm tímhoại tử có thể bao quát. Có thể bất ngờ hạ huyết áp, tổn thương tim và khó thở.[10] Máu có thể không đông tụ được, xuất huyết nội bộ mà có thể dẫn đến chứng huyết niệunôn ra máu.[2][10] Tổn thương mô nội bộ có thể đòi hỏi phải phẫu thuật cắt xén và có lẽ cắt cụt.[2] Lành vết thương có thể chậm và tử vong trong giai đoạn phục hồi không phải hiếm.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rắn hổ lục Gaboon http://snakesarelong.blogspot.com/2013/01/africas-... http://www.gherp.com/ http://www.gherp.com/gallery/new/East%20African%20... http://reptile-database.reptarium.cz/ http://reptile-database.reptarium.cz/species.php?g... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.animalspot.net/gaboon-viper.html http://research.calacademy.org/redirect?url=http:/... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=106... http://www.newadvent.org/